Gạch Mosaic là loại vật liệu cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay bởi những giá trị vốn có. Nó vừa mang tính nghệ thuật vừa phản ánh sự phát triển của thế giới qua các thời kỳ. Để đến hôm nay, chúng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Từ đâu mà gạch mosaic lại phát triển đến thế?
Hãy cùng gachtrangtridep tìm hiểu ngay nhé!
Nghệ thuật Mosaic là gì?
Mosaic là từ gốc La Mã cổ có nghĩa là khảm. Đó là một hình thức nghệ thuật trang trí bằng các mảnh ghép nhỏ từ đá, gạch, kính, gốm, gỗ…
Nghệ thuật Mosaic mang đến vẻ đẹp độc đáo và sang trọng được ứng dụng đa dạng trong nhiều công trình thiết kế bể bơi, phòng tắm, tiểu cảnh, sân vườn. Để tạo nên một góc nhỏ ấn tượng với phong cách Mosaic khá tốn thời gian và công sức nhưng đổi lại bạn sẽ được sở hữu những góc nghệ thuật đầy sáng tạo, thu hút, bền đẹp theo thời gian.
Để tạo nên những tác phẩm Mosaic, nghệ nhân sử dụng vật liệu để khảm lên tường, sàn hoặc bề mặt đồ vật theo một mẫu hoa văn, hoa tiết thiết kế có sẵn. Trong kĩ thuật khảm, nhịp điệu của mạnh khảm được coi là linh hồn của tác phẩm. Nó mô tả chuyển động và sự trôi chảy của các mảnh con trong một bức tranh Mosaic. Chính chúng quyết định tính sinh động cho tác phẩm.
Sự kết hợp của những mảnh ghép từ những chất liệu đa dạng mang đến sự độc đáo và sự sống động cho mỗi bức tranh mosaic.
Lịch sử hình thành và phát triển
Gạch Mosaic bắt đầu xuất hiện từ thời La Mã Cổ Đại trong các công trình cho các vị vua. Từ đó cho đến nay, loại gạch mang tính nghệ thuật sáng tạo này ngày càng cải tiến phù hợp với sự thay đổi của từng giai đoạn lịch sử.
Đế chế La Mã Cổ Đại
Những năm 200 trước Công Nguyên, vào thời kỳ Đế chế La Mã, Mosaic như thổi một làn gió mới vào phong cách kiến trúc. Các viên đá hoa cương kết hợp với nhiều loại đá khác được khảm thành những bức tranh về Đấng Tối cao và hình ảnh cuộc sống sinh hoạt của người dân La Mã rất đặc sắc và đa dạng. Ngày này, ta vẫn có thể thấy được sự kỳ vĩ trên những bức tường, trần nhà của các công trình từ thời La Mã Cổ.
Nền Văn hoá Byzantyne
Sau thời kỳ La Mã Cổ, đế chế Byzantyme ra đời. Lúc này, nghệ thuật gạch mosaic được mở rộng trên các mảng tường hay trần nhà. Ngoài đá họ còn sử dụng các mảnh ghép thuỷ tinh viền được bọc vàng hoặc bạc để tăng sự sang trọng. Đồng thời đó cũng như lời khẳng định về một thời kỳ hưng thịnh.
Đế chế Hồi Giáo
Trong giai đoạn này, thành tựu kiến trúc thời kỳ trước tiếp tục được hoàn thiện. Các mái vòm với đường kính lớn, uốn gạch, các cấu tạo được thực hiện một cách mạch lạc, cân bằng và logic. Trong hầu hết các Thánh đường, nghệ thuật gạch mosaic đều được sử dụng với chất liệu đá, thuỷ tinh và gốm. Các hoạ tiết là sự kết hợp của các khối hình học hoà trộn với nhau.
Thời kỳ Tân Nghệ Thuật
Đây được đánh giá là thời kỳ ấn tượng nhất của nghệ thuật trang trí. Một phong cách nghệ thuật, kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng mới ra đời. Bố cục chặt chẽ, gọn gàng trước đây bị phá bỏ hoàn toàn. Thay vào đó, các bức khảm gạch mosaic mang phong cách phóng khoáng, thanh lịch và nhẹ nhàng hơn.
Thời kỳ hiện đại
Ngày nay, gạch mosaic được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Càng ngày vật liệu mang tính nghệ thuật này càng độc đáo và thu hút. Nó như một cách để thể hiện phong cách, khẳng định chất riêng. Ngoài ra, sự đa dạng về chất liệu của các loại gạch mosaic tạo nên sự biến hoá phong phú. Dù ngôi nhà mang phong cách cổ điển hay hiện đại đều có thể sử dụng gạch mosaic để trang trí.
Đặc điểm và ứng dụng của gạch mosaic
Đặc điểm
Không chỉ là vật liệu của nghệ thuật sáng tạo, gạch mosaic hiện đại còn ẩn chứa những đặc điểm cực kỳ bất ngờ. Độ hút nước chỉ 0.42 %, chỉ số cứng bề mặt theo thang Mohs là 4, độ bền uốn 29.5 N/m2 và hệ số giãn nở 4.6. Tất cả làm nên một loại gạch “tốt gỗ tốt cả nước sơn”. Những con số như lời hứa cho một công trình đẹp bền vững, bất chấp sự thay đổi của thời gian.
>>> Các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về ưu nhược điểm của gạch mosaic.
Một góc sân nhỏ trở nên thật lạ và khơi dậy cảm giác thiên nhiên với mosaic đá.
Ứng dụng
Không chỉ dừng lại ở các bức tường lớn hay trần nhà, giờ đây gạch mosaic xuất hiện ở khắp nơi, trên mọi vật dụng trang trí. Từ trang trí nội thất đến trang trí ngoại thất. Từ bàn ghế đến bình, lọ. Không ở đâu, người ta không thể sử dụng gạch mosaic.
Với những quá trình phát triển và tính ứng dụng cao của mình, gạch mosaic chắc chắn xứng đáng với sắc phong “Vật liệu của nghệ thuật sáng tạo bậc cao”.
>>> Các bạn có thể tham khảo thêm ứng dụng của gạch mosaic qua bài viết Mosaic đá ốp nhà tắm – vẻ đẹp thổi hồn từ đá tự nhiên.